✧Người Đức nhìn chung là những người tôn trọng trật tự, sự riêng tư và tính đúng giờ. Họ cần kiệm, chăm chỉ và cần cù. Những nét tính cách này không chỉ thể hiện ở trong công việc mà còn ở đời tư.
✧Do vậy, việc hiểu được những nét văn hoá đặc trưng của người Đức, hiểu những niềm tin, giá trị mà họ tôn trọng sẽ giúp cho du học sinh hòa nhập nhanh chóng hơn với cuộc sống nơi đây. Các bạn hãy cùng IPM tìm hiểu về văn hoá chào hỏi – giao tiếp của người Đức nhé!


Cách người Đức chào hỏi phụ thuộc vào việc họ có biết rõ người kia hay không. Lời chào thông thường nhất là bắt tay với giao tiếp bằng mắt. Đàn ông thường chào phụ nữ trước và đợi họ đưa tay ra. Bạn bè thân thiết có thể ôm để chào hỏi còn những người nhỏ tuổi hơn có thể hôn lên má nhau.


• Thẳng thắn: Người Đức nổi tiếng với sự thẳng thắn trong việc nói lên suy nghĩ của mình.
• Không thích nói chuyện phiếm: Người Đức đề cao việc tối đa hoá hiệu quả, do đó trong công việc, họ hầu như sẽ không dành thời gian nói chuyện phiếm.
• Tính trung thực: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”, người Đức có lẽ sẽ hiểu và đồng ý với câu nói này hơn ai hết.
• Phân định rạch ròi giữa công việc và đời sống cá nhân: Người Đức họ tôn trọng công việc, tính đúng giờ, luật lệ và phép tắc; đồng thời họ cũng tôn trọng cuộc sống cá nhân của mình. Đối với họ, công việc và cuộc sống riêng tư là hai thái cực rạch ròi.
• Khiếu hài hước: Trên thực tế, người Đức vui tính theo cách riêng của họ. Có thể hiểu rằng, khiếu hài hước của người Đức khá “khô”, nghĩa là kể cả khi nói đùa, nhiều khi họ sẽ không thể hiện sự mỉa mai trong giọng nói.
• Sự yên lặng: Người Đức đặc biệt đề cao giá trị của sự tĩnh lặng. Họ thường có quan điểm rõ ràng và chỉ nói những gì cần nói.

• Không gian cá nhân: Người Đức cực kỳ chú ý trong việc giữ khoảng cách với người khác. Thông thường khi nói chuyện, họ sẽ giữ khoảng cách chừng một cách tay, có thể gần hơn hoặc xa hơn một chút tuỳ theo mức độ thân thiết.
• Tiếp xúc thân thể: Người Đức cũng có xu hướng tránh chạm vào người khác khi giao tiếp, trừ trường hợp đối với gia đình và bạn bè thân thiết. Nếu như va phải ai đó hoặc vô tình chạm vào họ, hãy lịch sự nói xin lỗi.
• Giao tiếp qua ánh mắt: Hành động nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện được đánh giá cao, đặc biệt là khi bàn bạc những vấn đề quan trọng.
• Biểu cảm khuôn mặt: Nhiều người Đức có vẻ ngoài nghiêm nghị, ít cười và xa cách khi tiếp xúc với người lạ. Tuy nhiên, một khi đã thân thiết, thì người Đức cũng vui vẻ, hoà đồng và “quậy” không kém bất kỳ ai.